Cá hồi nuôi tại Việt Nam SaPa đảm bảo an toàn thực phẩm
Hội Nghề cá Việt Nam cho biết cá hồi có 2 loại: Cá hồi nước mặn, sống ở biển, vào mùa sinh sản chúng bơi ngược dòng sông lên thượng nguồn, đẻ trứng và kết thúc vòng đời tại đó; cá hồi nước ngọt sinh sống và trưởng thành chủ yếu ở nước ngọt. Hiện cá hồi nuôi ở Việt Nam là cá hồi nước ngọt.
Cá hồi chỉ sống ở nước sạch
Theo tập tính, cá hồi nước ngọt luôn sống trong môi trường nước sạch, nhiệt độ thấp hơn 20 độ C, thích hợp nhất là dưới 15 độ C. TS Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam cá hồi mới đang được nuôi tại huyện Sa Pa (Lào Cai) và một số nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng. Người nuôi cá hồi ở Sa Pa chủ yếu là các hộ cá thể, liên kết với nhau thành hợp tác xã. Ở Lâm Đồng, ngoài hộ nuôi cá thể còn có các doanh nghiệp tư nhân. Những hộ sản xuất giống, cơ sở cung cấp thức ăn và nuôi cá hồi đã cùng nhau thành lập hiệp hội nuôi cá nước lạnh nhằm hỗ trợ nhau trong kỹ thuật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP)...”.
mô hình nuôi cá hồi sapa nào cai trong môi trường nước ngọt
Do loài cá này ưa môi trường nước sạch sẽ nên hầu như tất cả các cơ sở sản xuất cá hồi đều liền kề sông suối để dễ lấy nước vào ao nuôi. Nước trong ao nuôi cũng được định kỳ xử lý các chỉ tiêu môi trường đạt yêu cầu mới thải ra bên ngoài. Ông Nguyễn Tử Cương – Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững của Hội Nghề cá Việt Nam cho biết thêm: “Các hộ nuôi cá hồi tại huyện Sa Pa đang được Sở NNPTNT Lào Cai đào tạo và hướng dẫn áp dụng quy trình VietGAP với các nhóm chỉ tiêu: Đảm bảo ATTP; đảm bảo an toàn cho sức khỏe cá nuôi; đảm bảo an toàn môi trường bên ngoài cơ sở nuôi...”.
Mọi yếu tố được kiểm soát tốt
TS Nguyễn Việt Thắng cho biết: Cấu trúc của ao nuôi cá hồi thường nhỏ hơn ao nuôi các đối tượng thủy sản khác và thường được lát gạch kín đáy và các bờ ao. Hàng ngày, người nuôi đều phải thực hiện đo kiểm các chỉ tiêu môi trường để đảm bảo cá sống khỏe, lớn nhanh.. |
Đề cập những nguy cơ gây mất ATTP với sản phẩm cá hồi, TS Nguyễn Việt Thắng cho rằng: “Các yếu tố đó có thể đến từ trứng cá hồi, nguồn nước nuôi, thức ăn, cách chăm sóc và thu hoạch, tuy nhiên tại Việt Nam các yếu tố đó đã được kiểm soát tốt”. TS Thắng phân tích: “Về giống, trứng cá hồi đã thụ tinh được nhập khẩu từ các nước châu Âu về Việt Nam để ấp nở và ương thành cá giống. Việc kiểm dịch trứng cá hồi giống nhập khẩu được thực hiện nghiêm ngặt (100% số lô) nhằm đảm bảo những lô trứng này không mang mầm bệnh, do đó yếu tố gây mất ATTP của cá hồi thương phẩm có nguyên nhân từ trứng là rất thấp”.
Hiện Việt Nam chưa sản xuất thức ăn cho cá hồi mà hầu hết phải nhập khẩu từ những quốc gia có nghề nuôi cá hồi phát triển, chủ yếu từ châu Âu. Những quốc gia này đều có yêu cầu cao và kiểm soát nghiêm ngặt về ATTP. Chưa kể từng lô thức ăn trước khi nhập vào Việt Nam được Tổng cục Thủy sản lấy mẫu kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng và ATTP....
“Mối nguy gây mất ATTP trên cá hồi chủ yếu và đáng kể nhất là ký sinh trùng nước ngọt gây bệnh cho người, nếu chúng ta ăn sống cá hồi. Tuy nhiên, việc tiêu diệt ký sinh trùng có thể bằng nhiều cách, như nấu chín trước khi ăn, hoặc cấp đông cá hồi tươi ở nhiệt độ dưới 20 độ C và giữ ở nhiệt độ này trong 1 tuần, thì dù trong thịt cá có ký sinh trùng cũng sẽ bị chết và nếu ăn gỏi cá hồi vẫn đảm bảo an toàn” - ông Thắng nói. /.
Nhận xét
Đăng nhận xét